Người Lao Động Nên Nhận Lương Net Là Gì, Lương Net, Lương Gross Là Gì

Mỗi khi đi phỏng vấn hoặc đàm phán với nhà tuyển dụng về thu nhập, chúng ta thường nghe đến khái niệm lương gross và lương net. Vậy lương net là gì, lương net khác gì với lương gross? Hãy cùng tienkiem.com.vn đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc liên quan đến lương net trong bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu để không bỏ sót bất kỳ thông tin quan trọng nào nhé!

Vấn đề tiền lương, thu nhập của người lao động luôn là một vấn đề nhạy cảm khi đàm phán cùng nhà tuyển dụng. Thật không dễ dàng để chúng ta đề xuất một mức lương xứng đáng với giá trị lao động, lại không quá cao khiến nhà tuyển dụng “e ngại”. Do đó, việc hiểu rõ các định nghĩa về lương mà các công ty đang áp dụng vào trả lương cho nhân viên sẽ giúp bạn gặp thuận lợi trong quá trình đàm phán – xin việc.

Đang xem: Lương net là gì

*

Lương net là gì? Lương net và lương gross khác nhau ra sao?

Nội dung bài viết (chọn nhanh)

Các khoản chi phí bắt buộc dành cho người lao động Các bước tính thuế TNCN dựa trên lương net

Lương net là gì?

Nếu lương gross là tổng thu nhập bạn nhận được bao gồm các khoản bảo hiểm, trợ cấp… thì lương net là số tiền người lao động sẽ nhận được thực tế vào cuối tháng, sau khi đã khấu trừ các chi phí bảo hiểm, thuế… Lúc này, người lao động không bị “hao hụt” đi bất kỳ chi phí nào như khi nhận lương gross.

Sau đây là một ví dụ để các bạn dễ dàng hình dung: Trong quá trình phỏng vấn, nếu doanh nghiệp đồng ý trả cho bạn mức lương net là 10 triệu thì có nghĩa là bạn sẽ nhận về nhà 10 triệu mỗi tháng, các khoản chi phí khác như BHYT, BHXH, BHTN, thuế TNCN đã được công ty đóng theo quy định của Nhà nước.

*

Lương net là số tiền người lao động sẽ nhận được thực tế vào cuối tháng, sau khi đã khấu trừ các chi phí bảo hiểm, thuế

Được và mất khi nhận lương net

Lợi ích lớn nhất khi người lao động nhận lương net đó là họ sẽ nhận được số tiền đúng với cam kết ban đầu từ nhà tuyển dụng. Bạn sẽ không cần phải đau đầu tính toán cũng các khoản phí kèm theo vì nhà tuyển dụng đã đóng cho bạn. Tuy nhiên, trường hợp này được xem là có lợi khi người sử dụng lao động đóng đúng các chi phí ngoài lương net cho bạn. Ví dụ, nếu mức lương thực nhận mà công ty chuyển cho bạn vào cuối tháng là 17 triệu đồng, thì mức lương gross của bạn vào khoảng 20 triệu đồng và công ty đảm bảo đóng các khoản phí ở mức lương này cho bạn.

Ngược lại, rủi ro khi người lao động chọn lương net là bạn gặp phải công ty không minh bạch. Rất nhiều doanh nghiệp vì muốn trách nhiệm chi phí mà họ không tính mức lương của bạn ngược ra lương gross, thay vào đó họ sẽ “ăn bớt” mức lương net đã thỏa thuận với bạn để đóng cho các chi phí liên quan. Như vậy, thay vì nhận đủ lương net 100% thì mức lương của bạn sẽ bị hao hụt đi so với thỏa thuận ban đầu.

Để tránh các rủi ro không đáng có, trong quá trình đàm phán với công ty về mức lương net, ứng viên cần hỏi rõ các khoản chi phí mà công ty sẽ đóng cho bạn, đồng thời yêu cầu liệt kê các khoản phí này vào bảng lương mỗi tháng. Dựa vào bảng lương, bạn có thể tự tính toán lại để xác nhận.

Các khoản chi phí bắt buộc dành cho người lao động

Chi phí từ các loại bảo hiểm

Hiện nay, theo quyết định số 595/QĐ-BHXH của Nhà nước, người lao động khi tham gia ký kết hợp động lao động với doanh nghiệp, công ty thì những đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm phải tham gia BHXH, BHYT đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Các chi phí này sẽ do người lao động và người sử dụng lao động cùng nhau chia sẻ. Khoản đóng này được trừ vào chi phí cho doanh nghiệp. Tỷ lệ phân chia các khoản phí giữa doanh nghiệp và người lao động sẽ phân chia cụ thể như sau:

Đối với bảo hiểm xã hội: 25,5%; trong đó người lao đóng 8%, doanh nghiệp đóng 17,5%;Đối với bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%, doanh nghiệp đóng 3%;Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; doanh nghiệp đóng 1%.Chi phí công đoàn: 2% từ quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (theo Nghị định số 191/2013/NĐ-CP), chi phí này sẽ do doanh nghiệp đóng, người lao động không phải đóng phí công đoàn này.

Thuế thu nhập cá nhân

Đối với những cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên sẽ phải thực hiện đóng thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến từng phần. Tuy nhiên, tùy vào mức tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động mà xem xét người đó có đủ điều kiện phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không.

Xem thêm: Giftcode Thiên Hạ Garena – Thiên Hạ Garena Tặng Giftcode Cho Game Thủ 2Game

Các bước tính thuế TNCN dựa trên lương net

Để tính được thuế TNCN theo lương net, bạn cần quy đổi mức thu nhập không bao gồm thuế thanh thu nhập tính thuế dựa vào công thức quy đổi trong bảng sau đây:

BẢNG QUY ĐỔI THU NHẬP KHÔNG GỒM THUẾ QUA KHOẢN THU NHẬP TÍNH THUẾ (Áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương và tiền công)

STT Thu nhập làm căn cứ quy đổi hàng tháng (Viết tắt: TNQĐ) Thu nhập tính thuế
1 Đến 4,75 triệu đồng TNQĐ/0,95
2 Từ trên 4,75 đến 9,25 triệu đồng (TNQĐ – 0, 25 triệu đồng)/0,9
4 Từ trên 9,25 đến 16,05 triệu đồng (TNQĐ – 0,75 triệu đồng)/0,85
5 Từ trên 16,05 đến 27,25 triệu đồng (TNQĐ – 1,65 triệu đồng)/0,8
6 Từ trên 27,25 đến 42,25 triệu đồng (TNQĐ – 3,25 triệu đồng)/0,75
7 Từ trên 42,25 đến 61,85 triệu đồng (TNQĐ – 5,85 triệu đồng)/0,7
8 Từ trên 61,85 triệu đồng (TNQĐ – 9,85 triệu đồng)/0,65

*

Công thức để tính thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế như sau:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản doanh nghiệp trả thay – Các khoản giảm trừ

Trong đó:

Thu nhập thực nhận: là khoản tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng.

Các khoản trả thay: các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do doanh nghiệp, công ty trả cho người lao động.

Lưu ý: Trong các khoản trả thay nếu có tiền thuê nhà thì số tiền đó tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả không vượt quá 15% tổng TN chịu thuế tại đơn vị (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

Các khoản giảm trừ gồm có: Giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, giảm từ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Ví dụ về tính thuế TNCN lương net

Để hình dung rõ ràng hơn về TNCN lương net, mời các bạn đọc thêm về ví dụ dưới đây:

Năm 2019, công ty X ký hợp đồng lao động với chị Nguyễn Thị A với mức lương 31,5 triệu đồng/tháng. Lúc này, thuế TNCN theo lương net của chị A sẽ được tính như sau

– Ngoài tiền lương chị A được công ty hỗ trợ tiền xăng xe 1 triệu đồng/ tháng.

– Chị A phải đóng phí bảo hiểm bắt buộc là 1,5 triệu đồng/ tháng. Công ty chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN cho chị Dung.

– Trong năm đó, chị A chỉ tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, không có người phụ thuộc và phát sinh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

– Từ đây, cách tính thuế TNCN theo lương net phải nộp hàng tháng cho chị như sau:

+ Thu nhập làm căn cứ quy đổi: = 31.500.000 + 1.000.000 – (9.000.000 + 1.500.000) = 22.000.000 triệu đồng

+ Thu nhập tính thuế theo bậc 4 trên bảng quy đổi phụ lục số 02/PL-TNCN): = (22 22.000.000 – 1,65 triệu đồng)/0,8 = 25,4375 triệu đồng

+ Thuế TNCN chị A phải nộp, áp dụng theo cách tính thuế rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN theo TT 111/2013/TT-BTC ): = 25,4375 triệu × 20% – 1,65 triệu= 3,4375 triệu đồng.

Xem thêm: #1 : Cách Chơi Skarner Mùa 11, Skarner Mùa 11: Bảng Ngọc, Cách Lên Đồ Skarner

Chúng tôi hy vọng với các thông tin về lương net là gì cũng như các vấn đề xoay quanh các khoản chi phí, thuế TNCN các bạn đã có thêm hiểu biết về sự khác nhau giữa lương net, lương gross và nắm rõ các chi phí mà mình phải đóng khi tham gia ký hợp đồng lao động. Nắm chắc các thông tin này đảm bảo người lao động sẽ không bỏ qua các quyền lợi của mình.