Vị trí người làm CFO là gì? Trong một công ty thì vị trí của CFO có vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu ngân sách tài chính cho doanh nghiệp một cách hợp lý. Còn CMO là vị trí chủ chốt trong việc tạo ra các chiến lược Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp. Vậy cụ thể vị trí CFO là gì? Làm sao có thể kết nối được CFO (Giám đốc tài chính) với CMO (Giám đốc Marketing) trong việc tối ưu ngân sách Marketing hợp lý và giúp kết nối với bộ phận tài chính của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu ngay các thông tin về CFO và những lời khuyên có thể giúp bộ phận Marketing và bộ phận tài chính có được tiếng nói chung một cách hiệu quả nhất.
Đang xem: Cfo là gì
Mục Lục:
7 Những cách thức để hóa giải mâu thuẫn giữa các CMO và CFO là gì?
CFO là gì?
Chief Finance Officer (CFO) Giám đốc tài chính là một trong nhựng “Ô” quan trọng nhất trong 1 công ty lớn (cùng với CIO, CTO, CRO…). Công việc của giám đốc tài chính là quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai. Vai trò của giám đốc tài chính hoàn toàn khác với kế toán.
Nhân viên CEO là gì? Founder and CEO là gì? Ceo là ngành gì?
Vai trò của CFO trong doanh nghiệp là gì?
Vai trò của CFO sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp chứ không chỉ xoay quanh công việc phân tích tài chính. Trong sự phát triển mạnh mẽ của tin học hóa nên vai trò của CFO cũng giảm đi, tuy nhiên còn một số vai trò chính của CFO trong doanh nghiệp. Vậy vai trò chính của CFO là gì? Hãy cùng tham khảo:
Vai trò là nhà cố vấn chiến lược: CFO là chiến lược gia của CEO, họ phải sử dụng khả năng tư duy, nhạy bén tài chính để thiết lập mục tiêu cho doanh nghiệp.
Vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp: CFO bản thân là một giám đốc tài chính, nên họ cũng là lãnh đạo, giúp định hướng và quản lý những nhóm nhân viên cấp cao khác trong doanh nghiệp.
Vai trò ngoại giao: Xét trên các phương diện thì CFO là bộ mặt về tài chính của công ty. Vậy nên vai trò của CFO cũng trở thành cầu nối phát triển bền vững với các nhà cung cấp, ngân hàng và cả khách hàng. Giám đốc tài chính sẽ là người hoà hợp mối quan hệ giữa công ty và đối tác trong chiến lược kinh doanh.
Cuối cùng, CFO là một trưởng nhóm: Không chỉ lãnh đạo các thành viên cao cấp liên quan đến tài chính mà CFO còn lãnh đạo các nhóm ngoài chức năng tài chính. Họ sẽ là người định hướng, giúp nhóm nâng cao hiệu suất kinh doanh, lập kế hoạch tài chính đột phá để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Mức lương cơ bản của CFO là bao nhiêu?
Sau khi đã biết được vai trò, nhiệm vụ của CFO là gì thì chúng ta có thể thấy với những yêu cầu nghề nghiệp rất khắt khe như vậy, mức lương của một người làm CFO chắc chắn không hề nhỏ. Theo từng yêu cầu và đặc thù công việc của mỗi doanh nghiệp mà mức lương của vị trí CFO cũng khác nhau. Tuy nhiên mức lương tối thiểu sẽ không nhỏ hơn 15 triệu/tháng. Trung bình ở các công ty thông thường tại Việt Nam, mức lương của giám đốc tài chính sẽ rơi vào khoảng 40-50 triệu/tháng. Mức lương sẽ được tăng theo thời gian và năng lực có thể lên đến hàng trăm triệu hoặc cả tỷ đồng mỗi tháng.
Mối quan hệ của CMO và CFO trong một công ty
Sau khi đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản để hiểu rõ CFO là gì, tiếp theo hãy cùng xem mối quan hệ giữa CFO và CMO trong công ty như thế nào nhé!
Marketing đang chứng kiến cuộc cách mạng ROI, khi mà xuất hiện của các phân tích và dữ liệu phong phú đã giúp Marketer có nhiều cơ sở để thực hiện chiến dịch Marketing tối ưu lợi ích đầu tư. Hiện nay, theo các nhà phân tích thì các chiến lược marketing của các doanh nghiệp tiếp cận theo phương thức này có thể tiết kiệm 10-20% ngân sách của họ.
Xem thêm: Virus Là Gì – Đặc Điểm Cấu Tạo Của Virus Gây Bệnh
Vai trò và trách nhiệm của CMO liên quan đến phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng và quản trị bán hàng… Công việc của CMO khá nhiều, nhưng mỗi khi lên ngân sách cho chương trình họ lại “đụng” đến CFO và phải có trách nhiệm giải trình chi phí với CFO. Chính “công đoạn” này đã làm phát sinh mâu thuẫn giữa các CMO và CFO, nhiều khi là do họ không hiểu nhau.
Thực tế cho thấy các CMO rất khó có thể nói được khoản chi tiêu cho Marketing thực tế là gì (bao gồm theo sản phẩm, theo thị trường, theo mục đích chiến lược) và số tiền được chi cho các sáng kiến khách hàng (sáng tạo) và số tiền được chi cho IT (CNTT); bao nhiêu tập trung vào các phần khác nhau của Custom Decision Journey (hành trình quyết định của người tiêu dùng); chi tiêu cho Digital và Social Media; và cho các hoạt động phi quảng cáo (tài trợ, khuyến mãi, sự kiện thương mại).
Những con số chính xác cho các hoạt động quảng cáo (tài trợ khuyến mãi và các sự kiện thương mại). Tại sao điều này lại vô cùng khó khăn với các CMO, cản bản là danh mục chi tiêu cho cho các chỉ tiêu thường khác nhau có thể ngắn hạn hoặc dài hạn điều này khiến CMO rất khó trả lời khi đứng trước những câu hỏi từ giám đốc tài chính.
Tuy nhiên không gì là không thể nếu các CMO tận dụng sử dụng ROI, thêm vào đó là những bản đánh giá và nghiên cứu kỹ càng sẽ giúp các chiến dịch Marketing có một đánh giá cụ thể và minh bạch nhất có thể giúp các CFO hiểu được giá trị. Tạo ra tiếng nói chung bằng cách dung hòa được những gì CFO mong muốn để có thể đạt được ngân sách Marketing mà mình mong muốn là những gì để có thể giúp CMO và CFO không phải “mặt nặng mày nhẹ” mỗi khi động chạm lẫn nhau.
2. Tập trung vào những số liệu quan trọng
Như đã nói ở trên thì số liệu cuối cùng luôn là điều mà các CFO mong muốn, thêm vào đó với các chiến dịch Marketing hiện nay thì các số liệu quan trọng rất quan trọng để có thể tính toán được lợi nhuận tạo ra. CMO phải chứng minh được các tác động của Marketing bằng cách tập trung và chỉ số hoạt động chính (KPIs).
Cùng với CMO, CFO phải phát triển một tập hợp các mục tiêu trực tiếp tác động đến chiến dịch Marketing và liên quan đến vấn đề khách hàng và chi phí. CMO phải đảm bảo cho các CFO rằng các số liệu đưa ra phải có giá trị lâu dài, bền vững và chính xác để có minh chứng sắc bén nhất về sự thành công của chiến lược Marketing. Chính bởi những số liệu này khiến cho ra được bản cân đối kế toán hoàn chỉnh để doanh nghiệp yên tâm giao ngân sách Marketing cho các CMO.
Hiệu suất công ty thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, do đó việc xác định mối quan hệ giữa chi tiêu với tác động là một thách thức. Vì vậy CMO có thể tính toán các tác động ngắn hạn để tạo ra lợi ích lâu dài cho các CFO để xây dựng nên một bản cân đối hoàn chỉnh có thể tạo dựng nên một thương hiệu bền vững, giúp các nhà hoạch định tài chính có được chiến lược lâu dài giúp các cổ đông trong công ty có được cái nhìn rõ ràng nhất.
4. Chung sức chung lòng để tạo ra giá trị thặng dư
Các CFO không chỉ nhìn vào ROI của quá trình sáng tạo, họ còn muốn số tiền được tạo ra và thực hiện một cách khôn ngoan như thế nào. Marketing có thể tốn nhiều ngân sách trong một công ty và theo một nghiên cứu thì ngân sách Marketing có thể chiếm 5-10% trong ngân sách tài chính của toàn công ty.
Xem thêm: Code Game Au Mobile Vtc, Cách Nhận Và Nhập Giftcode Mới Nhất
Điều nữa là CMO có thể chứng minh cho CFO thấy tác động của Marketing lên các họa động khác của công ty là vô cùng lớn và nó có thể tiết kiệm được cho công ty nếu điều chỉnh và sử dụng một cách hớp lý. Việc mời CFO và kêu gọi sự trợ giúp từ giám đốc tài chính trong công ty có thể sẽ giúp hai bên rạch ròi trong cách quản lý và triển khai trong công ty. Hơn thế nữa việc mời CFO cũng giúp CMO có thể kết nối được với CFO để có được tiếng nói chung và tạo được niềm tin rằng đầu tư vào Marketing là một sự đầu tư khôn ngoan để tạo ra được lợi nhuận cho công ty trong thời đại ngày nay trước các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Kết luận