Phân tích Scam là gì? Các loại scam thường gặp, cách nhận biết & phòng tránh là ý tưởng trong bài viết hôm nay của Tiên Kiếm. Đọc bài viết để biết đầy đủ nhé.
Nếu bạn là người thường xuyên hoạt động trên mạng thì sẽ nghe và biết đến từ Scam. Vậy Scam là gì? Hãy tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Scam là gì?
Scam là một thuật ngữ trong tiếng Anh, được dịch ra là “lừa đảo“. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ người khác.
Định nghĩa Scam
Ngày nay, mạng internet đã trở thành cầu nối liên kết tất cả mọi người trên thế giới lại với nhau. Vậy nên bạn sẽ gặp rất nhiều hình thức Scam tinh vi, khó phát hiện từ các Scammer (Người lừa đảo) trong và ngoài nước.
2. Các loại hình Scam thường gặp trên mạng
Có 2 loại Scam chính mà bạn cần biết là Scam online và Scam offline.
– Scam online
Đây chính là hình thức lừa đảo mà chúng ta thường thấy ở trên mạng. Các hình thức Scam online có thể kể đến như:
+ Lừa đảo qua Email: Scammer sẽ gửi những Email có nội dung khiến bạn phải tiết lộ thông tin cá nhân ra ví dụ như: “Ngân hàng cần xác thực thông tin, vui lòng bấm vào đường link để đăng nhập”. Và đi kèm với các nội dung này chính là địa chỉ email có định dạng gần giống với các công ty thật như: [email protected], [email protected],…
Đánh cắp thông tin qua Email
+ Hack Facebook: Kẻ lừa đảo sẽ hack Facebook của một người dùng nào đó và dùng tài khoản Facebook này nhắn tin với bạn bè rồi thực hiện các hành vi lừa đảo như xin mượn tiền từ danh sách bạn bè đó hoặc gửi những liên kết lừa đảo để chiếm đoạt tài khoản của họ.
Lừa đảo qua Facebook
+ Tạo website mạo danh: Kẻ lừa đảo sẽ tạo ra một website giả nhưng được thiết kế giống y hệt một website nổi tiếng, sau đó kẻ này sẽ tiến hành tối ưu SEO để đẩy website giả lên các thứ hạng đầu của công cụ tìm kiếm.
Cẩn thận khi đăng nhập vào các website
Kế tiếp, kẻ lừa đảo sẽ sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi khác nhau để dụ cho nạn nhân đăng nhập vào websie giả bằng tài khoản được đăng ký trên website thật. Lúc này, các thông tin cá nhân của nạn nhân đã rơi vào tay kẻ lừa đảo và bọn chúng sẽ dùng các thông tin này để ăn cắp dữ liệu của bạn.
+ Mạo danh tên, thương hiệu: Đây là hình thức Scammer tạo ra tài khoản mạng xã hội giả có tên giống hoặc gần giống với các thương hiệu nổi tiếng. Nếu bạn không cẩn thận kiểm tra lại đầy đủ các thông tin về tài khoản mạng xã hội giả đó thì xác suất bạn bị Scam là rất cao.
Việc mạo danh thương hiệu rất hay xảy ra
+ Bán hàng không đúng như đã đăng tải: Các trang mạng, ứng dụng bán hàng online ngày nay đang được rất nhiều người dùng ưa thích sử dụng bởi sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên khi mua hàng với hình thức này, bạn không thể nào kiểm tra được chất lượng sản phẩm có giống như trong hình hay không. Điều này rất dễ khiến bạn mua phải hàng dỏm, hàng kém chất lượng.
Mua hàng online có nhiều rủi ro nhất định
+ Lừa đảo quyên góp từ thiện: Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy một người dùng Facebook nào đó đăng hình ảnh về một hoàn cảnh đáng thương, cần tiền để chữa trị gấp,… Ở cuối bài đăng, người này sẽ để lại số tài khoản ngân hàng để bạn chuyển tiền. Rất có thể đây là một hình thức lừa đảo đánh vào tâm lý cảm thấy đáng thương, muốn giúp đỡ từ người xem. Trong trường hợp bạn vẫn muốn quyên góp giúp đỡ thì hãy đến tận nơi để kiểm tra và giúp đỡ nếu đó là sự thật.
Kẻ xấu kêu gọi quyên góp tiền
– Scam offline
Đây là hình thức lừa đảo xuất hiện trước khi thời đại công nghệ số bùng nổ. Hình thức này chủ yếu đánh vào sự tin tưởng giữa người với người để rồi kẻ lừa đảo biến mất không liên lạc được sau khi đã đạt mục đích.
3. Cách nhận biết đâu là một Scam
Những kẻ lừa đảo càng ngày càng tinh vi và nghĩ ra rất nhiều chiêu trò cho dù bạn có cẩn thận đến đâu cũng rất dễ dàng bị Scam nếu như không cẩn thận.
Khi bạn lướt web và thấy xuất hiện thông báo về các phần thưởng lớn như: “Bạn đã trúng thưởng iPhone”, “Bạn là người thứ 10000 truy cập vào trang web nên nhận được phần quà”,… thì đây là một trong những kiểu Scam phổ biến trên trang web.
Một tin nhắn lừa đảo điển hình
Ngoài ra, trang web không có các thông tin về trụ sở, mã số thuế, tên công ty đại diện, chứng nhận của bộ Công thương,… cũng rất có thể là các trang web giả mạo.
4. Cách phòng tránh Scam
Cách phòng tránh Scam tốt nhất chính là bạn nên cẩn thận, suy nghĩ kỹ càng, không nên vội vã nghe theo lời người lạ để tránh bị Scam.
Ngoài ra, bạn cần biết thêm một số cách phòng tránh Scam như sau:
– Tìm một người thứ 3 uy tín để làm trung gian trong các cuộc giao dịch giữa bạn với người lạ.
– Kiểm tra và tìm hiểu kỹ trang web trước khi đăng nhập vào.
– Khi mua hàng online bạn nên tham khảo phần đánh giá của khách hàng. Nếu như cửa hàng đó có nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng thì bạn cũng có thể yên tâm.
– Nên mua hàng từ những nơi uy tín, được đánh giá tốt từ các trang Review hoặc từ cộng đồng.
Phần đánh giá từ phía khách hàng cũng rất quan trọng
– Không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân quan trọng nào cho người lạ.
Không cung cấp các thông tin cá nhân cho bất cứ ai
– Thực hiện các biện pháp bảo mật nhiều lớp theo yêu cầu của nhà phát hành để tránh bị mất thông tin.
– Không click các link lạ được gửi đến, cũng như truy cập những trang web yêu cầu đăng nhập tài khoản cá nhân của bạn.
Xem thêm
Trên đây là các thông tin liên quan đến thuật ngữ Scam như định nghĩa, các hình thức Scam, cách nhận biết và cách phòng tránh. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau!