CÁC BẠN CLICK Dowload VỀ ĐỂ TẢI VỀ MÁY NHÉLƯU Ý: Tài liệu đặt tại google driver nên các bạn tải về máy để xem nhé, hoặc thêm vào google driver của bạn nhé
Mã: Tl1Danh mục: Phụ Kiện – Dịch VụTừ khóa: tai lieu tu hoc thoi sao, tài liệu tự học thổi sáo trong 30 ngày
Mô tả sản phẩm
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC THỔI SÁO TRONG 30 NGÀY
Link tải vể ở cuối bài viết
-Liệu trong một tháng có bạn có thể tự học thổi sáo được không?
Câu trả lời là “Được”, với điều kiện:
Bạn biết chút ít về nhạc lý;Bạn có năng khiếu và ham mê thổi sáo;Bạn thực hành đungs với những hướng dẫn trong cuốn sách này;Thế có những người chưa biết nhạc thì sao?Họ cũng có thể học được với những phương pháp riếng, hướng dẫn kỹ thuật trong phần hai của tập sách này.
Đang xem: Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Thử ngẫm mà xem, ngày xưa các nghệ nhân thổi sáo của ta có biết Đô, Rê, Mi, Pha,… là gì đâu; học chỉ học theo Họ, Xự, Xàng, Xê, Cống, mà tiếng sáo của họ cũng réo rắt, du dương. Ngay những chú bé chăn trâu, chúng có học nao giờ đâu, chỉ làm quen với sáo rồi vận dụng những điệu dân ca mà chúng nghe được thuộc lòng và phổ vào ống sáo. Tiếng sáo của chúng ai bảo không vi vút, êm tai?
-Thực ra thổi sáo có khó lắm không?
Chẳng có gì khó. Lại rất đơng giản là khác. Nếu có người đưa cho bạn một ống sáo, chỉ cho bạn biết chỗ nào là nốt Đô, chỗ nào là nốt Sol, thì ngày lập tức, bạn có thể thổi được câu đầu của bài Lý Tình Tang, một điệu dân ca quen thuộc của xứ Huế mộng mơ.
Tự học thổi sáo trong 30 ngày khuông nhạc 1
Nếu lại chỉ cho bạn thêm vài nốt khác như Rề- Fà- La- Rế thì bạn có thể thổi ngay được câu đầu của bàiĐêm Đông, là một bài nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, thời tiền chiến:
Tự học thổi sáo trong 30 ngày khuông nhạc 2
Khác với các nhạc cụ khác có nhiều lỗ hoặc nhiều phim, sáo chỉ có 6 lỗ. Chúng ta mở ra hay bịt lại, lui tới cũng trong phạm vi 6 lỗ đó mà thôi, do đó rất đơn giản, chỉ cốt ở chỗ chúng ta chịu khó cần cù, luyện tập thì đạt đến trình độ thổi sáo của Trương Chi là điều có thể.
Sáo là gì và sáo ta đang học đây gọi là sáo gì?Sáo ta đang học là sáo ngang. Gọi là sáo ngang để phân biệt với ống tiêu thổi dọc.
Sáo là một nhạc cụ thuộc bộ Hơi. Ngừoi ta chia nhạc cụ ra làm 4 bộ:
Bộ Hơi gồm Khèn, Sáo, Quyển, Địch, Kèn lá, Kèn bầu, Kèn saxo, Clarinette, Trombone, Cors, Trompette,…Bộ dây: gồm những thứ đàn gay bằng dây tơ hay dây kim khí như: tranh, Tỳ, Nguyệt, Bầu, Guitare, Mandoline, Banjo, …Bộ Vỹ: gồm những thứ đàn phải dùng cung mà kéo mới phát ra tiếng như đàn Nhị, đàn Hồ, đàn violon, đàn cello,…Bộ gõ gồm những nhạc cụ dùng tây hay dùng dùi để gõ lên như: Trống, Mõ, Chuông, Thanh la, Não bạt, sanh, Phách tiền, Cồng chiêng, Khánh đá, đàn Đá,…
Sáo ngang gồm một lỗ thổi và 6 lỗ phát âm khoét thành một hàng thẳn. Ngoài ra ở cuối ống, bên dưới, có 2 lỗ gọi là lỗ định âm. Nhờ 2 lỗ này sáo Đô mới phát ra âm thanh chuần. có thể xỏ dây vào hai lỗ này để treo sáo lên vách nhưng cũng cần để ý: nếu hai lỗ đó bị bịt kín, âm sáo phát ra sẽ không chuẩn. Vậy tốt hơn hết là cứ để hai lỗ định âm được thoải mái, đừng xâu một sợi dây nào.
Người ta gọi ống sáo là một “ống hơi”, hễ thổi đầu này và btj, mở ở đầu kia thì phát ra âm thanh theo nguyên tắc: mở về phía tay trái thì tiếng kêu cao hơn, bịt đầu về phía tay mặt thì tiếng kêu thấp xuoóng. Vì là một ống hơ trnf và thẳng nên các loại ống bằng nhựa, bằng gỗ, đá tiện ra đêu có thể dùng làm sáo được. tuy nhiên, vật liệu phổ biến dùng làm sáo tiện lợi nhất là trúc hay nứa, vừa dễ kiếm, vừa đẹp mà lại mang tinh cách thiên nhiên.
Người ta kể chuyện: cách đây hàng nghìn năm, một sơn nhân ở trong rừng trúc chơitj thấy một con ong đục thủng một lỗ trên giông trúc. Gió thổi qua lỗ đó phát ra những âm thanh vi vu nghe rất êm tai. Sơn nhân bèn nảy ra cái ý chế tạo cây sáo. Do thế mà tiêu sáo hiện diện trên cõi đời này để làm say đắm lòng người.
hình ảnh Tự học thổi sáo trong 30 ngày
-Xin cho biết khả năng của sáo ngang?
Sáo ngang có nhiều khả năng: Độc tấu, song tấu, hòa tấu, đệm ngâm thơ, đệm cho hát cheo, cải lương, ca Huế… vừa có thể hòa tấu với các dàn nhạc mới.
Tàm âm của sáo Đô nằm trong 2 quãng 8.
hình ảnh Tự học thổi sáo trong 30 ngày 2
Nghĩa là ta có thể thổi từ nốt Đô 1 lên Đô 2, lên Đô 3 và thêm vài âm cao nữa. Ngừoi mới học chỉ nên tập thổi lên nốt Đô 3 là được:
hình ảnh Tự học thổi sáo trong 30 ngày 3
Còn màu âm của sáo?Tùy theo loại só mà có âm sắc( màu âm) khác nhau. Sáo Sol. Sáo La tiếng mềm như lụa, êm như nhung: sáo Đô hay sáo Sol cao tiếng reo vui, lanh lảnh, réo rắt, các loại sáo tiêng cao này rất dễ để chúng ta giả làm tiếng chim kêu, gà gáy…
Sáo ngang có thể chạy gam nhanh, diễn tấu được những đoạn nhanh, ríu rít, cũng có thể diễn tả những câu nhạc buồn lả lướt, chậm rãi. Tóm lại, sáo ngang có khả năng diễn tả đủ thứ tình cảm: vui tươi, phấn khởi, yêu đời, buồn thương, tiếc nuối, bi ai, tang tóc….
Thổi làm sao cho kêu
-Xin cho biết tư thế khi diễn tấu sáo, cách cầm ống sáo và thổi làm sao cho kêu?
Khi thổi sáo hoặc đứng hoăc ngồi, minh phải thẳng, hai tay nâng sáo như hình dưới:
hình ảnh Tự học thổi sáo trong 30 ngày 6
Có nhiều người vừa cầm ống sáo đã thổi được ngay. Có nhiều người khác thổi mãi mà cứ nghe tiếng phù phù chứ không ra tiếng sáo. Sỡ dĩ thế là vì họ không để ý đến hai bộ phận: đó là môi và 6 ngón tay. Môi để thổi hơi vào lỗ sáo và 6 ngón tay dùng để bịt mở các lỗ phát âm.
Bạn sẽ sử dụng 3 ngón của bàn tay trai và 3 ngón của bàn tay mặt để mở 6 lỗ phát âm ( xem hình.
Mỗi ngón tay đều có đanh số từ 1-2-3-4-5-6. Bạn bịt kín 6 lỗ, thổi hơi nhẹ sẽ ra nốt Đô.
Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Như vậy, bạn đã thổi được các âm tuần tự cho đủ bộ một âm giai từu Đô 1 lên Đô 2. Muốn thổi nốt này, bạn chỉ việc thổi mạnh lên, bạn sẽ có nốt Đô mà 6 ngón tay vẫn bịt kín 6 lỗ sáo, có nghĩa là cũng ở thế thổi nốt Đô 1 nhứng thay vì thổi nhẹ thì ta thổi mạnh hơn để có nốt Đô 2.
Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Đến đây, bạn đã có thể chạy gam được rồi. chạy gam là thổi từ nốt thấp đến nốt cao trong âm giai rồi từ cao đến thấp như dòng nhạc sau đây:
HÌNH ẢNH Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Bạn tập thổi nhiều lần đoạn này, trước chậm, sau nhanh dần. khi thổi nhanh mà không vấp, không lộn là được.
Xem thêm: 1 – Mẹo Chữa Trị Gà Bị Yếu Chân
Môi và tay- bịt và mở
Xin cho biết vai trò của mô và các ngón tay bịt mở?
Muốn thổi cho kêu hãy đặt lỗ sáo vào đúng giữa bờ môi nơi hơi thở trong cổ họng tuôn ra, nếu đặt lệch chỗ, hơi sẽ không lọt vào trong lỗ sáo mà tán lạc cả ra ngoài.
Hãy nhớ lại trò chơi ngày nhỏ. Thuở nhỏ, chúng ta thường nghich chơi, lấy cái ve dầu Nhị Thiên Đường của mẹ đã xài hết để đưa lên miêng thổi. lỗ chiếc ve nghiêng nghiêng nằm ngay đầu môi, hơi thở của ta tuôn vào, sóng âm rung lên mà phát ra tiếng “tu..tu”. Thời đó chúng ta thương thích thú vì cái trò đó. Giờ đây thooir sáo cũng vậy, ta nghiêng lỗ sáo thế nào cho đúng vào bờ môi và điều chỉnh để hơi lọt vào lỗ sáo chớ không bay ra ngoài. Bây giờ đến vẫn đề BỊT MỞ. Đây là chuyện quan trọng vì nếu bạn dặ lòng: BỊT KÍN- BỊT KÍN- BỊT KÍN là đừng có hờ hững hoặc đặt tay vào lỗ sáo mà không để ngón tay che kín thân sáo, khiến cho lỗ sáo còn hở ra thế là sáo bị xì, không tài nào thổi ra cho đúng các âm chuẩn được. Thảng hoặc có vài lỗ kêu nhưng mấy lỗ khác lại tịt hoặc âm phát ra bị nhoe, bị vỡ.
Vậy muốn tiếng sáo phát ra suôn sẻ, ngon lành thì phải kết hợp tay bịt mở, mở dứt khoát, bịt thật kín, các ngón tay đặt nằm ngang trên thân sáo chứ đừng cong lên, vì cong lên thì không tài nào bịt kín được.
Vài điều cần để ý khi xử lý làn hơnĐừng nghi sai lầm rằng hễ thổi mạnh thì kêu. Đừng phí sức như thế mà cần biết là phải xử dụng làn hơi theo đòi hỏi của từng âm sáo*Thông thường chúng ta sử dụng 5 làn hơi
– Rất nhẹ
– Nhẹ
– Mạnh
– Rất mạnh
– Hơi nén ( xem phần kỹ thuật diễn tấu).
Rất nhẹ để diễn tả những câu saoos hay đoạn sáo ào cần lột tả hết nét dịu dàng, khoan thai, nhẹ nhưng đủ nghe, nhẹ để khác với đoạn trước từng ồn ào, mạnh mẽ, tạo ra một phản cảm nơi lòng thinh giả.
Nhẹ là để thổi các âm thấp và binh thường.
Mạnh là để thổi các âm nằm trên bát độ.
Rất mạnh là phải dồn hết lực để thể hiện các nốt trên cao như Đô 3, Rê 3, Mi 3, Fa 3.
Hơi liền và hơi tách rời
Có những câu sáo dài nối băng một nét luyến dài phải thổi liền một hơi, không thể ngắt ra, trai lại có những câu sáo mà các âm tách ra, mỗi âm riêng rẽ, ngắn gọn díu dít hay dồn dập.
Ngắn thì dễ- gọi là đánh lưỡi, chúm môi lại, dùng lưỡi đẩy hơi ra dứt khoát khi gặp dấu đen hay dấu móc trên đầu có chấm

Thổi hơi liền là vận dụng hơi để kéo dài cho hết 4 phách, 6 phách, có khi 8 phách mà tác giả ghi trong bản nhạc. khi thổi hơi liền thì âm phát ra trơn trịa, không bị ngắt ngứ, không bị vỡ, trai lại còn ngân rung làm cho người nghe thấy khoái. Bây giờ bạn hãy tập các nốt dưới đây bằng hơi liền:
HÌNH ẢNH Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Bạn thổi các nốt này bằng hơi liền nghĩa nốt dài 4 phách thì ta kéo cho đủ 4 phách, đừng ngắt quãng trong khi chân đập 4 phach. Xong một dòng, thấy hai vạch nhịp thì tạm nghỉ rồi lại tiếp tục.
Sau đây. Ta tập các dấu đen:
Hướng dẫn Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Một dấu đen một dập chân, trong mỗi ô nhip có 4 dấu, thổi thanh 4 âm
Hướng dẫn Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Có những câu nhạc dài mà ta phải thổi nguyên một câu, không được ngắt ra vì tác giả khoong muốn ngắt, dấu nhạc cũng không cho phép ta ngắt, vậy ta phải lấy hơi mà thổi liền một hơi câu đó cho suôn sẻ.
Ví dụ:
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ trong mây…
(Con thuyền không bến- Đặng Thế Phong)
Nhạc đề mang tinh mơ mộng, buồn bã, hiu hắt của một đêm mùa thu mới sang, cuối câu nốt nhạc kéo dài 4 phách, tiếng sáo phả diễn tả sao cho người nghe cảm nhận được vẻ lạnh lùng, hiu hắt của con thuyền không bến giữa đêm thu. Nốt “la” 4 phách không thể phát ra cứng đờ mà phải rung lên tạo sức truyền cảm. trường hợp này bạn phải rung hơi. Rung hơi là vận dụng hơi từ cổ họng đưa ra từng ngụm nhỏ, khiến cho tiếng sáo phát ra rung lên, chứ không cứng đơ, tuôn ra theo một đường thẳng.
Hướng dẫn Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Khác với nhạc cụ khác, các nốt cách nhau một bát độ thường nằn ở các phim khác nhau nhưng ở sáo, có điểm tiện lợi là hai âm cách nhau một bát độ lại cùng nằm một chỗ, chỉ việc đổi hơi, thổi mạnh hay thổi nhẹ mà thôi. Cùng bịt lỗ mà thổi nhẹ ra nốt Đô, thổi mạnh ra nốt Đô 2, nhẹ ra nốt Rè, mạnh ra nốt Ré 2…
Khi bạn đã chủ động bịt và mở để phát ra các âm do bạn muốn, bây giờ nên kết hợp hai làn hơi Mạnh và Nhẹ để đổi hơi chớp nhoáng, đang mạnh bỗng chuyển sang nhẹ và ngược lại mà không lúng túng chút nào:
Hướng dẫn Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Trong câu dạo ngâm thơ miền Trung sau đây, bạn sẽ để ý tjaays có chỗ ta phải đổi hơi từu nhẹ sang mạnh ngay để thổi một nốt cùng âm như ở bực trên:
Hướng dẫn Tự học thổi sáo trong 30 ngày
Để ý
Trong quá trinh bịt mở để thổi chô kêu, nếu bạn thấy thổi lỗ nào không kêu thì cứ thản nhiên bỏ qua lỗ đó để thổi lỗ khác, lỗ sau sễ kêu. Đừng cố thổi một chỗ không kêu mà cứ thổi mãi, vừa phí sức và phí thời gian, chỉ cần vài ngày cho quen tay và quên hơi là có thể thổi kêu hết mọi nốt.
Xem thêm: Thông Tin Về Luật Tennis Tính Điểm Khi Chơi Tennis, Hướng Dẫn Cách Đọc Điểm Khi Chơi Tennis
Muốn sáo nhẹ dễ kêu, trước khi thổi hãy nhúng nước ống sáo, rảy cho khô rồi hãy thôi.