21. Closed beta: Bản thử nghiệm kín, thực chất thuật ngữ game này nghĩa là một khoảng thời gian ngắn trong đó nhà phát triển… giả vờ rằng sẽ lắng nghe và chỉnh sửa trò chơi từ các ý kiến thu thập từ người chơi.
Đang xem: Class trong game là gì
22. Cutting edge: Công nghệ tiên tiến, có thể coi thuật ngữ game này là lời nói thầm: “Thấy cái abcxyz hấp dẫn chứ? Xì $400 ra”.
23. Cutscene: Phim cắt cảnh, những đoạn phim dùng để truyền tải câu chuyện game, thay vì bị “cắt” đi đúng như cái tên.
24. Double jump: Nhảy hai lần trên không, một định luật phá vỡ vật lý thường thấy và khiến người chơi cảm thấy trống trải nếu bị lược bỏ đi.
25. DLC: Phần còn lại của trò chơi mà bạn mới mua.
26. Dungeon: Hầm ngục, những khu vực đầy rẫy quái vật và kho báu, khiến người chơi tự hỏi thằng điên nào “rảnh hớn” quá lại đi xây mấy cái này.
27. DRM: Thuật ngữ game ám chỉ một phương pháp kinh điển khiến những tên cướp biển thỉnh thoảng phải chờ một tuần để chơi game, thỉnh thoảng thôi nhé.
28. Early Access: Một hình thức giúp người chơi bỏ tiền thưởng thức game trước khi chúng đi vào phân đoạn “vui”, và ra mắt chính thức khi người chơi đã xóa bỏ chúng ra khỏi đầu mình.
29. Episodic: Ngoại trừ Telltale Games và một vài hãng khác ra thì bạn không nên quá gắn bó với bất kỳ nhân vật nào xuất hiện trong các tựa game có dán mác thuật ngữ game này.
30. E-sports: Thường được xem là một môn thể thao chính thống, đối với người chơi thì giành được hàng triệu USD tiền thưởng và danh tiếng trước tuổi 30, đối với người xem thì là một cách thoái thác nếu như người trong gia đình cứ vặn vẹo về việc suốt ngày chơi game: “Con đang xem thể thao mà!!!”.
31. Escort mission: Những nhiệm vụ ngáng đường người chơi bằng các nhân vật AI ngu độn mà hầu như ai cũng ghét nhưng nhà phát triển rất khoái bỏ vào.
32. Exclusive: Game độc quyền, có hại cho người chơi, nhưng lại là thuật ngữ game mà các anh tài rất khoái mang ra “khè” nhau mỗi khi cãi lộn giữa các hệ máy.
33. Exploit: Những lỗ hổng mà người chơi tìm ra có thể khiến tài khoản game “bay” hoàn toàn theo ý của nhà phát triển, chứ chả liên quan gì đến thiệt hại trong game.
34. Fall damage: Bị thương khi nhảy từ trên cao xuống. Vì nhà phát triển thích thế, cấm cãi!
35. Field of View: Độ rộng góc nhìn, ở mức cao nhất sẽ khiến bạn trở thành một con cú vọ cầm một khẩu súng Uzi.
36. Farming: Cày cuốc, công việc mà trong đó người chơi sẽ chạy long nhong ở các khu vực nhất định, thu thập các vật phẩm và đập nhau với những địch thủ y chang nhau, ai cũng thực hiện nhưng chả ai công nhận rằng nó “vui” tý nào cả.
Xem thêm: Bảng Ngọc Aatrox Mùa 10: Cách Chơi Aatrox Mùa 11, Aatrox Mùa 11
37. Finished game: Game đã được phát triển hoàn chỉnh, ngày nay thì tráo đổi ý nghĩa với thuật ngữ game “beta”.
38. Free to Play: Một cái catalog sở hữu cả tá tựa game miễn phí với mục đích giống nhau: Khiến người chơi phải phun ra những từ ngữ mở đầu bằng hai từ “Đ” và “M” trước khi nhập số thẻ tín dụng vào game.
39. Games for Windows Live: Công cụ hành hạ thể xác và tinh thần người chơi PC của Microsoft.
40. God game: Thể loại game trong đó người chơi lạm dụng sức mạnh của đấng tối cao khiến người dân phải tin vào mình. Trớ trêu thay là sau này God game… chết ngắc vì niềm tin của cộng đồng vào thể loại này vơi dần.
41. God mode: Chế độ bất tử, thường ở dạng mã ăn gian (cheat), là thứ ai cũng muốn thử trong phần chơi mạng mặc dù biết chắc là không dùng được.
42. Griefer: Những thành phần bất hảo chuyên gia quấy rối những người chơi khác bằng đủ trò, với độ thông suốt ngoại ngữ đạt đến mức thượng thừa qua hai câu nói kinh điển: “cyka blyat” và “putang ina mo”.
43. Grinding: Xem lại thuật ngữ game “farming”.
44. Health potion: “Thần dược” cứu nguy cho nhân vật mỗi khi cận kề cái chết, trong khi đa số người chả nhớ nổi thế quái nào mà mình gần hết máu.
45. Indie game: Game được phát triển bởi các studio độc lập, việc những studio đó kiếm được vốn làm game từ vàng của yêu tinh hay không thì chỉ có trời mới biết.
46. Instance: Thuật ngữ game ám chỉ một phân đoạn nhỏ trong phần chơi mạng, trong đó người chơi cùng những thành viên trong “tập đoàn” của mình sẽ thoải mái đi long nhong mà không bị người ngoài làm phiền.
47. JRPG: Game nhập vai Nhật Bản, chơi giống như đọc tiểu thuyết, nhạc rất hay, tóc tai nhân vật thì miễn bàn.
48. Killstreak: Phần thưởng dành cho những người chơi giỏi hơn người khác sau khi “bán hành”, giúp cho người chơi giỏi hơn người khác bằng việc tiếp tục hỗ trợ “bán hành”.
49. Lag: Thuật ngữ game bất hủ sau khi bị “ăn hành” (à mà nó chả liên quan gì đến số khung hình hết).
Xem thêm: Board Game Board Là Gì ? Tìm Hiểu Về Trào Lưu Board Game Board Game Là Gì
50. Lane-pusher: Một thuật ngữ game của dân chơi MOBA và cũng giống như mọi thuật ngữ MOBA khác, Google không cho ra bất kỳ kết quả nào thỏa đáng.