Từ game show gây tranh cãi trên mạng xã hội và hút hàng chục triệu lượt xem, Dare Pong giờ đây không còn nhận được nhiều sự quan tâm như khi mới ra đời.
Đang xem: Game pong là gì
Thử tìm từ khóa “Dare Pong” trên mạng, dễ thấy những video dài đến hơn 15 phút nhưng thu hút tới vài triệu lượt xem. Video của Ngọc Duy và Hoàng Quyên cũng nằm trong số đó.
Từ người xa lạ, Duy – Quyên trở nên thân thiết sau khi tham gia loạt thử thách của Dare Pong. Dù mới gặp nhau lần đầu, hai bạn trẻ không ngại có những cử chỉ thân mật, âu yếm công khai.
Thử thách ăn kem trên cơ thể người lạ khi chơi Dare Pong Từ hai người xa lạ, Quyên và Duy trở nên thân thiết hơn sau những thử thách táo bạo của Dare Pong.
Suốt 17 phút trôi qua, ngoài không khí ám muội mà men rượu đem đến, điều giữ chân khán giả chính là những thử thách táo bạo đến “nóng mặt” và sự mạnh dạn của người chơi. Từ việc nằm ôm ấp đến mô tả tư thế “chăn gối” mạnh bạo mà bạn thích nhất, tất cả đều được người chơi thoải mái thực hiện trước máy quay.
Ê-kíp Dare Pong gọi đó là Blind Date (hay hẹn hò giấu mặt). Họ muốn đưa những người trẻ không hề quen biết đến gần nhau hơn qua trò chơi đơn giản. Nhiều người đồng ý rằng Dare Pong là sự hội nhập tư tưởng sống thoáng của giới trẻ nước ngoài hay chương trình giải trí, nhưng cũng có người không thấy thế.
Màn “trình làng” gây sốc
Xuất hiện trên nhiều diễn đàn vào khoảng tháng 4/2018, màn “khóa môi” giữa hai diễn viên trẻ Lâm Á Hân và Nhikolai Đinh khi tham gia một trò chơi được phát hành online nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý.
Dare Pong lần đầu gây chú ý bằng clip khóa môi giữa Lâm Á Hân và Nhikolai Đinh. |
Đó là Dare Pong (hay Fear Pong) – trò chơi với đồ uống có cồn và nhiều thử thách táo bạo, được ê-kíp làm việc cho agency (công ty dịch vụ truyền thông sáng tạo) Vibe Digital thực hiện dựa theo format game Fear Pong của công ty truyền thông WatchCut, Mỹ.
Ở phiên bản Mỹ, sức hút của Fear Pong đến từ luật chơi kích thích và tính giải trí cao. Từ trò chơi Beer Pong đơn giản, Cut đã sáng tạo thêm các “dare” (thử thách) dưới mỗi chiếc cốc để tăng thêm phần kịch tính, hấp dẫn.
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị khoảng 20 cốc đồ uống có cồn, các “dare” (thử thách) và hai trái bóng bàn. Luật chơi khá đơn giản: Ném bóng trúng vào cốc của đối phương để buộc họ phải uống cạn nó hoặc làm theo thử thách được đặt phía dưới cốc. Bên nào hết cốc trước thì bên đó thua.
Chính những “dare” này là lý do đầu tiên giúp Cut đạt được hàng triệu lượt xem cho mỗi video dài 5-7 phút mà không cần sự có mặt của người nổi tiếng. Ngược lại, trò chơi còn trở thành “bệ phóng” cho những ai tham gia.
Đồ uống có cồn, vài trò đùa vui luôn gây chú ý, tò mò cho những bạn trẻ nước ngoài đã đến hoặc qua tuổi trưởng thành. Và Fear Pong có cả hai thứ đó!
Tại Việt Nam, “Fear Pong phiên bản Việt” được ê-kíp thực hiện với nội dung gần như trung thành với bản gốc, từ cách chơi và các thử thách dưới cốc đồ uống. Người tham gia là những bạn trẻ đủ 18 tuổi (thay vì 21 tuổi như trò chơi gốc), được lựa chọn sau khi gửi thông tin đăng ký online về cho nhóm sản xuất, một số được ê-kíp chủ động mời. Tất nhiên, họ đều phải uống được đồ uống có cồn.
“Nhá hàng” bằng đoạn video giữa Lâm Á Hân và Nhikolai Đinh – hai diễn viên trẻ đang gây chú ý, thêm format trò chơi mới lạ, “Dare Pong phiên bản Việt” đã thành công thu hút sự tò mò của cộng đồng mạng, đem về hơn 30 triệu lượt xem cho tập 1.
Xem thêm: Afk Trong Game Là Gì ? Tại Sao Afk Hay Được Game Thủ Sử Dụng
“Các bạn trẻ Việt không quan tâm, theo dõi phiên bản Fear Pong của nước ngoài vì khác biệt ngôn ngữ. Khi Dare Pong ra đời, trò chơi được diễn ra giữa những người Việt nên ai cũng có thể hiểu. Điều này khiến nó tự động viral”, một đại diện ê-kíp sản xuất từng chia sẻ với Zing.vn về độ nổi tiếng của Dare Pong.
Độ “hút view” tỷ lệ thuận với mức độ gây tranh cãi
Theo dõi Dare Pong, dễ nhận thấy những màn khóa môi giữa hai người lạ, ngồi lên bánh kem, đổ nước đá vào người… là các “dare” quen thuộc trong game show này.
Dần dần, những thử thách ngày càng “nặng đô” hơn như mô tả 3 tư thế “quan hệ” yêu thích nhất, cởi áo đối thủ bằng răng chỉ chừa lại đồ lót, liếm đồ ăn trên cơ thể bạn chơi… xuất hiện, đồng thời dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội.
Lột đồ bằng răng, nhảy sexy hay ăn thức ăn trên người bạn chơi là những “dare” quen thuộc. |
Phần lớn ý kiến đồng tình rằng một số thử thách trong chương trình quá tục tĩu, phản cảm, không phù hợp với văn hóa một nước Á Đông như Việt Nam và cần dẹp bỏ.
“Chỉ bình luận một từ cho chương trình là “Tục” và khuyên ê-kíp nên chấm dứt phát hành vì chúng ta không thể kiểm soát việc trẻ em có xem được chương trình hay không”, độc giả Lương từng bình luận dưới bài viết của Zing.vn.
Tài khoản Phạm Đình Quân nhận định ai tôn trọng thân thể mình đã không tham gia trò chơi này.
“Trò chơi làm tư tưởng đạo đức bị ảnh hưởng, mất đi giá trị thuần phong mỹ tục, không phù hợp với văn hóa Việt Nam mà sao không bị cấm phát sóng?”,Phạm Đình Quân đặt câu hỏi.
Trong khi đó, số khác lại cho rằng đây là chương trình khá thú vị, kịch tính và người chơi hiện đại. Bên cạnh đó, Dare Pong cũng thu hút không chỉ bởi các “dare” khó, mà còn ở sự kết nối giữa hai bên tham gia.
“Mình nghĩ Dare Pong là nơi người lạ có thể tới tìm nửa kia, đôi đang yêu nhau tới “test” độ ăn ý, người yêu cũ có cơ hội gặp lại, trò chuyện và có khi là nói lời xin lỗi với nhau. Đừng vội đánh giá trò chơi này là dung tục”, Uyên Phương nhận xét.
Càng gây tranh cãi, Dare Pong càng thu về nhiều sự chú ý. Người ta tìm xem chương trình để thỏa mãn trí tò mò, xem đây là trò chơi gì mà được quan tâm đến vậy.
Sau khi kết thúc 9 tập của phần 1, phía sản xuất tiếp tục làm phần 2 và đề thêm dòng cảnh báo: “Clip có nội dung nhạy cảm và một số cảnh khiến người xem cảm thấy khó chịu” trước mỗi video.
Sớm nổi, chóng tàn
Tuy nhiên, chỉ cần nhìn vào lượng người xem có thể thấy sức hút của game show này đã giảm rõ rệt. Từ lượng view lên đến hàng triệu ở những tập đầu tiên, nay chỉ còn từ vài chục đến vài trăm nghìn lượt xem, nội dung cũng không có gì đổi mới.
Trong khi phiên bản Việt Nam sớm hạ nhiệt và ít còn được quan tâm, Dare Pong phiên bản gốc vẫn thu hút nhiều người xem. |
Khác với số phận của Dare Pong, “bản gốc” Fear Pong vẫn được giới trẻ thế giới đón nhận, mong ngóng từng tập. Ra mắt khán giả lần đầu tiên trên kênh có tên Cut vào năm 2017, đến nay ngót nghét 2 năm, chương trình chiếu trực tuyến này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Hiện Cut đăng tải 98 tập Fear Pong. Tất cả đều nhận được sự chú ý tích cực của cộng đồng mạng. Mỗi tập Fear Pong thường thu về cho Cut từ khoảng 500.000 đến vài triệu lượt xem cùng hàng nghìn like (thích), bình luận.
Xem thêm: Tài Khoản Game Là Gì – Chủ Đề Tài Khoản Web Là Gì
Trong khi phiên bản Việt Nam liên tục bị chỉ trích nặng nề, bản gốc Fear Pong không vấp phải quá nhiều ý kiến trái chiều. Điều này có thể được lý giải bằng sự cách biệt lớn về văn hóa giữa phương Tây và phương Đông.
Trả lời phỏng vấn của Zing.vn, cả người chơi lẫn thành viên của ê-kíp sản xuất đều cho rằng họ rất hiếm khi thấy những bình luận tiêu cực về trò chơi.
Nhóm sản xuất Cut cũng có những chia sẻ rất thẳng thắn về “đứa con tinh thần” Fear Pong. Chris Chan trả lời phỏng vấn của Zing.vn: “Tôi nghĩ rằng trên mạng cũng không có quá nhiều bình luận tiêu cực. Chỉ là có vài người khá cổ hủ, họ không thích những thứ hài hước kiểu vậy, đó cũng là điều dễ hiểu”.
“Bên cạnh đó, trước mỗi tập chúng tôi đều có cảnh báo để mọi người cân nhắc kỹ trước khi xem. Hơn nữa, ê-kíp luôn muốn xây dựng hình ảnh hài hước và thú vị, chứ không biến người chơi trở nên ngớ ngẩn hay xấu xí. Vì thế, dù có người không thích Fear Pong, tôi vẫn mong họ sẽ tôn trọng cách chúng tôi và người chơi thể hiện”, anh nói thêm.