Gamification — thuật ngữ tuy lạ mà quen bởi nó đã len lỏi vào trong ngõ ngách cuộc sống của chúng ta hàng ngày mà chúng ta không nhận ra.
Đang xem: Nền tảng game là gì
Bạn có nhớ những gói bánh snack có chứa những mảnh ghép máy bay cả một gia tài máy bay mô hìnhBạn có nhớ những que kem mà khi ăn hết kem sẽ nhìn thấy những hình ảnh bên trong, và khi ghép những mảnh que kem lại thành hình ảnh thích hợp sẽ được phần thưởng
Không những thế, Gamification còn xuất hiện ở nhiều nơi, góp phần làm cho những khía cạnh chán ngắt trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Cùng mình tìm hiểu thêm về Gamification và Gamification Marketing là gì nha!
Chapter 1: Giới thiệu về Gamification
Gamification là quá trình tích hợp các yếu tố trò chơi vào một hệ thống, sản phẩm hoặc dịch vụ đã có từ trước để thúc đẩy người dùng đạt được nhiệm vụ đề ra.
Gamification đang ở thời kỳ đỉnh cao khi nó tạo động lực để có thể biến các nhiệm vụ buồn chán thành những trải nghiệm hấp dẫn. Ứng dụng trò chơi trong việc tăng tương tác cao với khách hàng, với nhân viên nhân viên hoặc đối tác của bạn sẽ giúp thúc đẩy doanh số cao hơn, sự cộng tác mạnh mẽ hơn, ROI cao hơn, lòng trung thành sâu sắc hơn hay sự hài lòng của khách hàng cao hơn và nhiều hơn nữa.
Gamification chính là bạn sử dụng các yếu tố thiết kế trò chơi để cải thiện tương tác. Với Marketing, Gamification thường được áp dụng khi doanh nghiệp muốn cho ra mắt các sản phẩm hoặc dịch vụ mới với phần thưởng có thể là các sản phẩm mới hoặc những mẫu sản phẩm có giá trị để từ đó tác động vào lượt tương tác, lượt chia sẻ hay thậm chí là vào doanh thu của doanh nghiệp.
3 lý do tại sao ứng dụng gamification trong marketing lại quan trọng
1. Khả năng tiếp cận cao hơn
Phải thừa nhận rằng số lượng người sử dụng thiết bị di động đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho trò chơi trở nên phổ biến hơn. Sự phong phú từ các thiết bị di động ở thời điểm hiện nay đã thúc đẩy khả năng tiếp cận của Gamification trong Marketing được nâng cao hơn.
2. Mang lại niềm vui cho khách hàng
3. Tỷ lệ xếp hạng cao
Các trò chơi được ghi nhận có tỷ lệ click cao hơn tới 181% lần so với quảng cáo video, và khả năng nhập thông tin chi tiết từ khách hàng ở cuối trò chơi cao gấp 2.2 lần. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp nên triển khai quảng bá thông qua Gamification Marketing và đạt được những mục tiêu mà họ đề ra.
Gamification là một quá trình, không phải là một dự án. Hình thức dự án của chiến dịch Gamified Marketing thường xuất hiện dưới dạng Advergame.
Advergames
Advergames là một trò chơi video trực tuyến nhằm quảng bá một thương hiệu, sản phẩm hoặc thông điệp tiếp thị cụ thể bằng cách tích hợp nó vào trong mini game. Thông thường, Advergames thường có kích thước không lớn, được chơi trực tiếp từ mạng Internet thông qua các trình duyệt hoặc ứng dụng. Những trò chơi này được tạo ra với một mục đích duy nhất — quảng cáo sản phẩm. Và tất nhiên là những trò chơi này luôn miễn phí, vì mục đích của họ không nằm ở đây.
Advergames được tạo ra nhằm hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông chứ không phải để thay thế chúng. Lý tưởng chính trong trò chơi này chính là tăng sự tương tác và thu hút số lượng người chơi được nhiều hơn.
Tuy nhiên, để người dùng tương tác với Advergame, cần phải cho họ một động lực. Động lực giúp người chơi chuyển đổi chế độ thụ động sang chủ động hơn trong việc chơi game.
Động lực này có thể chia thành hai nhóm: động lực chủ quan và động lực khách quan.
Động lực chủ quan
Động lực chủ quan hay chính là động lực nội tại bên trong mỗi con người. Nó thể hiện việc có muốn chơi game hay không, có thực sự cảm thấy hứng thú và muốn khám phá trò chơi đó hay không. Động lực chủ quan thường khó xác định nhưng sẽ phụ thuộc vào kết quả của trò chơi và mức độ thú vị và thu hút mà trò chơi mang lại.
Xem thêm: Game Cờ Úp Online Kỳ Vương, Cờ Tướng Cờ Úp Online Kỳ Vương
Động lực khách quan
Động lực khách quan chính là những yếu tố tác động từ bên ngoài thúc đẩy việc chơi game. Những động lực khách quan thông thường có thể là phần thưởng, bạn bè kêu gọi, thu hút từ mạng xã hội, theo trào lưu… là những yếu tố tác động bên ngoài thu hút người chơi vào tham gia game.
Các yếu tố nên có trong game (Game mechanics)
Gamification được xây dựng dưa trên Game mechanics — những yếu tố thúc đẩy người chơi tham gia và trở lại chơi game nhiều hơn. Mặc dù các yếu tố này không hoàn toàn đảm bảo sẽ thu hút người chơi quay lại, nhưng nó vẫn luôn mang lại lợi ích tích cực trong việc nhắc nhở người chơi về trò chơi mình đang chơi. Cùng điểm qua 10 yếu tố Game mechanics cần nền có trong trò chơi nha:
Meaning & purpose (Ý nghĩa và Mục đích)
Nội dung đóng một vai trò quyết định trong việc thu hút người chơi. Một game có câu chuyện hay cốt truyện rõ ràng, mạch truyện liên lạc sẽ thu hút nhiều người tham gia hơn. Xây dựng một câu chuyện đơn giản để từ đó dẫn đến một nhiệm vụ, giúp thu hút người chơi tham gia và tạo cho họ cảm giác đang tiến về phía trước. Ứng dụng Zombie Run xây dựng câu chuyện tuy đơn giản nhưng vô cùng thú vị — bạn phải chạy thoát khỏi Zombie. Bạn chắc sẽ “ba chân bốn cẳng chạy thục mạng” để cứu lấy mạng sống của mình. Bằng cách này, Zombie đã xây dựng một thói quen sức khỏe và thúc đẩy người chơi tham gia chạy nhiều hơn và nhanh hơn.
2. Leader boards (Bảng xếp hạng)
Xếp hạng thành tích tạo thêm động lực cho người chơi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong bảng thành tính, người chơi sẽ được xếp hạng chung trong một tập thể, điều đó cũng chính là nguyên nhân kích thích tính cách tranh đấu trong con người, để tạo ra sự cạnh tranh giữa họ và những người chơi còn lại. Nhờ vào đó giúp thời gian người chơi ở lại với game lâu hơn vì họ muốn thắng trong trò chơi đó hơn.
3. Loss Aversion (Cảm giác mất mát)
Dĩ nhiên, chẳng ai thích mất mát và thua thiệt trong bất kỳ điều gì cả. Cảm giác mất mát tài sản, bạn bè, điểm thưởng, thành tích.. Chính là điều khiến người chơi có động lực tham gia vào game nhiều hơn để tránh cảm giác này. Ứng dụng điều đó, một vài nhà làm game đã tặng cho người chơi những vật phẩm miễn phí khi vừa tham gia vào game, để người chơi tham gia và trở lại với game nhiều lần hơn.
4. Feedback (Thông báo)
Thông báo về kết quả người chơi đạt được cũng là cách “nhắc khéo” người chơi quay trở lại với game. Thông báo nên về những mục như phản hồi thành tích, kết quả mà trong game đạt được đồng thời cũng cho người chơi cảm giác rằng mình đang tiến bộ hơn nhiều, khuyến khích họ quay trở lại, cố gắng đạt kết quả và thành tích cao hơn nữa.
5. Badges (Cột mốc)
Badges ở đây nghĩa là những chặng đường mà bạn đã hoàn thành được trong suốt hành trình trò chơi của mình. Ai cũng muốn gặt hái được quả ngọt sau mỗi hành trình mà đúng không? Bố trí những cột mốc đúng vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kỹ năng cho người chơi. Sắp xếp các mốc phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng của từng người chơi để họ có được cảm giác thăng hạng dần trong hành trình chơi game của họ và có hứng thú tham gia nhiều hơn.
6. Points (Điểm)
Điểm là đơn vị tính cơ bản trong game từ đó quy định được mức độ, cấp bậc hay hạng mức… Điểm được trao khi người chơi hoàn thành một nhiệm vụ nào đó được đề ra, lấy được vật phẩm hoặc chia sẻ đóng góp với những người chơi khác… sẽ được ghi điểm. Đủ hạng mức điểm sẽ được thăng lên một cấp mới. Điểm cũng chính là cách ghi nhận hành động của người chơi trong tổng thể chiến lược Gamification.
7. Level-ling Up (Thăng hạng)
Thăng hạng trong Gamification ghi nhận một quá trình người chơi tham gia vào game, tích điểm, vượt qua những cột mốc và đạt được thành tích tốt hơn. Các cấp độ và thành tích giúp tạo ra một bản đồ tiến trình giúp người chơi có thể theo dõi những gì đã đạt được và hoàn thành những bước tiếp theo.
8. Goals (Mục tiêu)
Mục tiêu chính là động lực cho người chơi tham gia vào game, có mục tiêu sẽ cho người chơi cơ hội vượt qua các thử thách ở những cột mốc, hướng người chơi tương tác với game nhiều hơn, tăng những trải nghiệm và thử thách mới lạ hơn.Mục tiêu chính là động lực cho người chơi tích được nhiều điểm, vượt qua các thử thách và thôi thúc người chơi nhiều hơn vì tạo cho họ cảm giác đạt được điều gì đó tuyệt vời, gây cảm hứng hơn cho bản thân người chơi.
9. Social Network (Mạng xã hội)
Tạo lập một cộng đồng những người cùng chơi game để họ có thể chia sẻ những mục tiêu, huy hiệu và thi đấu với nhau giúp tạo ra sự kết nối giữa những người chơi với nhau, từ đó thúc đẩy số lượng người tham gia vào game được tăng nhiều hơn.
10. Challenges (Thử thách)
Thách thức giữ cho người chơi luôn lưu tâm đến trò chơi cho đến khi họ trở nên thành thạo về trò chơi đó. Đây cũng chính là lúc bạn nên đưa ra những bài kiểm tra về kiến thức của họ và kích thích để họ áp dụng nó. Vượt qua thử thách sẽ khiến mọi người cảm thấy họ đạt được thành tích của mình.
Xem thêm: Coop Game Là Gì – Cooperative Game
Bài đầu tiên trong loạt bài phân tích về Gamification. Và mình thấy thật sự đây là một lĩnh vực tuy mới nhưng có thể ứng dụng ở khá nhiều mảng trong cuộc sống và làm cho cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn nhiều.